Lựa chọn Refresh hay Rebranding: Đừng khoác nhầm “Chiếc áo mới” cho thương hiệu của bạn!
“Cùng là lên đồ” nhưng là hai quy trình hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên lại dễ bị nhầm lẫn với nhau.
1. Refresh - "Tân trang" nhẹ nhàng:
Giống như việc "tân trang" bản thân, refresh chỉ tập trung vào làm mới một vài khía cạnh của thương hiệu, như logo, màu sắc, slogan,...chỉnh sửa lại đôi chút về diện mạo và vai trò thương hiệu trước truyền thông.
Mục đích chính là "thổi bùng" sự mới mẻ, thu hút sự chú ý của khách hàng, nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc cốt lõi của thương hiệu.
Ví dụ như việc "thay áo mới" cho logo, slogan của Coca-Cola hay McDonald's hoặc gần đây nhất là sự làm mới của ông lớn Xiaomi.
2. Rebranding - "Lột xác" hoàn toàn:
Rebranding là một "cuộc cách mạng" toàn diện, thay đổi cả về hình ảnh lẫn bản chất của thương hiệu.
Giống như việc "lột xác" thành một con người hoàn toàn mới, re-branding hướng đến mục tiêu thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu, mở ra một hướng đi mới trong kế hoạch phát triển sản phẩm và kinh doanh.
Ví dụ điển hình là việc re-branding của KFC, từ "Kentucky Fried Chicken" thành "KFC" với hình ảnh trẻ trung, năng động hơn.
Vậy, Refresh & Re-branding có phải là một?
Hoàn toàn không! Refresh chỉ là "tân trang" và “làm mới”, trong khi re-branding là "lột xác" hoàn toàn. Việc lựa chọn refresh hay re-branding phụ thuộc vào mục tiêu và chiến lược của thương hiệu.
Cuối cùng thì thương hiệu chọn "thiêu mình" như phượng hoàng để đổi lại được điều gì?
Chắc chắn là đổi được sự “tái sinh” cho thương hiệu, đưa thương hiệu từ chiếc thuyền đang đắm đến bến bờ của thành công. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại một thứ gì đó mới mẻ và thú vị hơn.
Tiếp đó là đổi lấy được cảm xúc và sự tin tưởng của khách hàng, đối tác. Re-branding không đơn thuần là khoác lên mình "tấm áo mới", thay đổi "bộ mặt" bằng logo, slogan hay phông chữ. Nó là hành trình "lột xác" đầy táo bạo, khẳng định bản lĩnh của một thương hiệu luôn bắt kịp xu hướng và sẵn sàng chinh phục mọi thử thách.